Bảo đảm an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ

Ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình xử lý thực phẩm, từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, đều có thể tiềm tàng mối nguy. Đây là danh sách những điều bạn cần chú ý trong mỗi giai đoạn để đảm bảo an toàn cho thực khách.

Bảo đảm an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ

1. Lựa Chọn Các Nhà Cung Ứng Tin Cậy

1. Lựa chọn các nhà cung ứng tin cậy

  1. Uy Tín - chọn nhà cung ứng dựa trên lịch sử làm việc cụ thể.
  2. Chất lượng - chú trọng đến chất lượng thực phẩm được cung cấp.
  3. Độ tin Cậy - đảm bảo rằng nhà cung cấp có khả năng giao hàng đúng hẹn để kho hàng luôn tươi mới.
  4. Thử nghiệm - đối với các nhà cung ứng mới, cần đặt mẫu thử hoặc đặt số lượng nhỏ để kiểm tra trước.
2. Tiếp Nhận

2. Tiếp Nhận

  1. Kiểm tra việc lây nhiễm chéo - ví dụ như thịt sống có thể làm rau tươi bị nhiễm khuẩn.
  2. Bảo đảm thông số kỹ thuật sản phẩm - bảo đảm sản phẩm đông lạnh không bị rã đông hay tan giá.
  3. Kiểm tra kỹ càng để tránh xảy ra hư hao, đồng thời không để nguyên liệu ở nhiệt độ phòng quá lâu.
  4. Kiểm tra hạn sử dụng.
3. Lưu Trữ & Kiểm Soát

3. Lưu Trữ & Kiểm Soát

  1. Lấy thực phẩm ra khỏi thùng, không để trực tiếp dưới đất nhằm tránh gián và các loài gặm nhấm sinh sản.
  2. Áp dụng phương pháp Vào-Trước, Ra-Trước trong việc lưu trữ để giúp nguyên liệu luôn tươi ngon.
  3. Tránh nhiễm khuẩn chéo bằng cách trữ thực phẩm chín bên trên thực phẩm sống với nhiệt độ thích hợp nhất. 

    Nhấn và đây để tải bản hướng dẫn nhiệt độ bảo quản cho từng loại thực phẩm khác nhau.
  4. Luôn bọc kín cả thực phẩm sống và chín để tránh bị oxy hoá.
  5. Làm nguội thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh để giảm độ ẩm.
4. Chuẩn Bị

4. Chuẩn Bị

  1. Không cấp đông lại thực phẩm đã rã đông.
  2. Thực phẩm một khi đã lấy ra từ tủ lạnh nên được chế biến trong vòng 2 giờ.
  3. Rã đông thịt/hải sản đông lạnh bằng cách để nguyên bao bì dưới vòi nước lạnh để tránh thực phẩm tiếp xúc với nhiệt độ phòng.
  4. Sử dụng các loại thớt riêng biệt cho thực phẩm sống và chín.
5. Chế Biến & Giữ Nhiệt

5. Chế Biến & Giữ Nhiệt

  1. Chế biến thực phẩm kỹ càng ở nhiệt độ yêu cầu tối thiểu. 

    Nhấn vào đây để đọc bản hướng dẫn nhiệt độ nấu tối thiểu cho từng loại thực phẩm.
  2. Tránh để thực phẩm ở nhiệt độ phòng.
  3. Đừng kết hợp thực phẩm mới sơ chế với sản phẩm đã được bảo quản (vì có thể thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn).
  4. Trong thời gian hâm nóng thực phẩm được giữ nhiệt phải đảm bảo rằng nhiệt độ cần đạt mức yêu cầu tối thiểu trong vòng ít nhất 15 giây.
  5. Sử dụng màng bao thực phẩm cho thực phẩm ăn liền để tránh quá trình oxy hoá.
6. Trình Bày & Phục Vụ

6. Trình Bày & Phục Vụ

  1. Nhân viên phục vụ thức ăn phải luôn có ý thức bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm - ví dụ, Cầm ly ở phần chân hoặc tay cầm, tránh đụng chạm phần miệng ly, hay cố gắng sử dụng khay để phục vụ trong mọi trường hợp.
  2. Nhân viên phục vụ cũng phải nên ý thức vệ sinh cá nhân. 

    Nhấn vào đây nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về việc giữ vệ sinh cá nhân.
  3. Chỉ sử dụng dụng cụ bếp/bàn ăn sạch, đã qua khử trùng.
  4. Lau dọn thường xuyên như lau bàn, lau quét sàn, đổ rác.
7. Quản Lý Thực Phẩm Dư Thừa

7. Quản Lý Thực Phẩm Dư Thừa

Thức ăn thừa đã bị đụng chạm:

  1. Đổ bỏ ngay lập tức.

Thức ăn thừa còn nguyên:

  1. Hâm nóng đến nhiệt độ yêu cầu tối thiểu. 

    Nhấn vào đây để tìm hiểu bảng hướng dẫn nhiệt độ chế biến tối thiểu cho từng loại thực phẩm.
  2. Thực phẩm chỉ nên hâm nóng một lần và sử dụng trong vòng 12 giờ.
  3. Để tránh lãng phí, thức ăn thừa còn nguyên có thể được sử dụng làm nguyên liệu cho các món ăn khác.
  4. Tái sử dụng thực phẩm khô trong vòng 2 ngày, và thực phẩm ướt trong vòng 1 ngày.
8. Theo Dõi & Thu Hồi sản phẩm

8. Theo Dõi & Thu Hồi sản phẩm

  1. Trong trường hợp có khiếu nại, lập tức thu hồi tất cả các thực phẩm có liên quan đến việc khiếu nại, bắt đầu từ khâu dịch vụ, nhà bếp và kho lưu trữ.
  2. Rà soát mọi hoạt động - từ khâu phục vụ thức ăn đến chế biến, lưu trữ và tiếp nhận.
  3. Chỉ định nhân sự để trả lời khiếu nại khách hàng - lưu giữ mọi thông tin liên quan đến việc khiếu nại của thực khách như thông tin liên lạc cá nhân, ngày giờ dùng bữa. 

    Nhấn vào đây để tìm hiểu phương pháp xử lý khiếu nại về an toàn thực phẩm.

Hiểu rõ từng bước trong quá trình xử lý thực phẩm sẽ giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và bảo đảm thực phẩm an toàn để phục vụ thực khách.

-st-

Bạn muốn nhận thêm nhiều bài viết và công thức từ LỢN MƯỜNG XỊN.com
Ngay bây giờ hãy đăng ký để nhận bản tin từ chúng tôi.

Viết bình luận

Bạn đã gửi bình luận thành công. Chúng tôi sẽ đăng bình luận của bạn sau khi kiểm duyệt.