Làm thế nào để quản lý các khiếu nại an toàn thực phẩm

Một trong những chuyện đáng sợ nhất trong ngành kinh doanh ăn uống đó là ngộ độc thực phẩm xảy ra hàng loạt và có liên quan đến doanh nghiệp của bạn. Mặc dù đây có thể là một sự kiện không may, tuy nhiên, đó là thời gian quan trọng để bạn giải quyết khủng hoảng thay vì than thân trách phận. Tốc độ xử lý và phản hồi thông tin là 2 điều quan trọng nhất, đặc biệt là trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, tai tiếng có thể lan truyền với tốc độ chóng mặt trên các phương tiện truyền thông xã hội. Bạn phải thực hiện các bước sau để giảm thiểu thiệt hại về danh tiếng có thể xảy ra cho doanh nghiệp của mình.

Làm thế nào để quản lý các khiếu nại an toàn thực phẩm

Bước 1:

Khi nhận được đơn khiếu nại ngộ độc thực phẩm, ngay lập tức thu thập thông tin về khách hàng (tên, số liên lạc, email) và chi tiết về bữa tối của thực khách (đi kèm hóa đơn, nếu có).

Bước 2:

Hãy thu thập thông tin chi tiết về khách hàng để thực hiện việc thu hồi thực phẩm - điều này có thể giúp bạn kiểm tra thực phẩm trong 24 giờ qua. Giữ thái độ chân thành và quan tâm khi thăm hỏi. Ví dụ, nếu khách hàng có triệu chứng khó chịu quá mức, nếu cần thiết, hãy nhanh chóng đưa họ đến bệnh viện.

Bước 3:

Trong lúc đó, lập tức chỉ thị nhà bếp thu hồi thực phẩm, cho dù thức ăn đã được nấu chín, còn sống hoặc đã được phục vụ hay chưa. Dừng tất cả các hoạt động nhằm ngăn chặn các ca ngộ độc thực phẩm có thể phát sinh.

Làm thế nào để quản lý các khiếu nại an toàn thực phẩm

Bước 4:

Sử dụng các thông tin đã thu thập, theo dõi lại quá trình để tìm ra cốt lõi vấn đề ở đâu - khâu phục vụ, trình bày, chế biến, chuẩn bị hay lưu trữ.

Bước 5:

Hình thành đội xử lý khủng hoảng và chỉ định phát ngôn viên để xử lý mọi câu hỏi từ công chúng hay truyền thông. Phát ngôn viên tốt nhất nên chọn một trong những thành viên cấp cao, là người hiểu biết công việc kinh doanh và có kỹ năng giao tiếp tốt.

Làm thế nào để quản lý các khiếu nại an toàn thực phẩm

Bước 6:

Hãy luôn minh bạch mọi lúc, cập nhật thông tin liên tục cho nội bộ cũng như truyền thông và ngăn chặn các chuyện đồn thổi, suy đoán không cần thiết làm vấn đề ngày càng tệ hơn. Làm việc chặt chẽ với cơ quan y tế và nhân viên kiểm soát an toàn thực phẩm có liên quan để truy tìm nguyên nhân của vấn đề.

Bước 7:

Một khi vấn đề đã được xác định, lập tức xin lỗi công chúng và thông báo rằng các bước khắc phục và biện pháp phòng ngừa đang được thực hiện để đảm bảo rằng những sự cố như vậy sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Tiếp tục liên lạc với các cơ quan y tế và xin ý kiến của họ về việc làm thế nào để cải thiện quy trình thực hiện an toàn thực phẩm của bạn.

Bước 8:

Tiếp theo, hãy mời thêm bên thứ 3là các kiểm soát viên về thực phẩm để đảm bảo rằng không có mối nguy tiềm ẩn nào, cũng như thông báo với truyền thông đại chúng rằng doanh nghiệp của bạn thật sự chú trọng đến an toàn thực phẩm.

Và dĩ nhiên, lý tưởng nhất là những trường hợp như vậy sẽ không bao giờ xảy ra. Để làm được điều này, tất cả mọi người đều có vai trò trong việc đảm bảo thực phẩm không bị nhiễm bẩn trong suốt quá trình xử lý thực phẩm.

-st-

Bạn muốn nhận thêm nhiều bài viết và công thức từ LỢN MƯỜNG XỊN.com?
Ngay bây gi hãy đăng ký đ nhn bn tin t chúng tôi.

Viết bình luận

Bạn đã gửi bình luận thành công. Chúng tôi sẽ đăng bình luận của bạn sau khi kiểm duyệt.