Các rào cản trong thực hành an toàn thực phẩm và phương thức khắc phục

An toàn thực phẩm rất quan trọng trong việc sống còn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng tôi hoàn toàn hiểu rằng việc đảm bảo an toàn thực phẩm luôn có nhiều thử thách. Chúng tôi đã xác định các thử thách đồng thời cũng tìm ra những giải pháp có thể khắc phục.

Các rào cản trong thực hành an toàn thực phẩm và phương thức khắc phục

Thử thách 1: Đầu tư thời gian và tiền bạc

Ít đầu tư thời gian và tiền bạc vào việc đào tạo nhân viên và thiết bị nhà bếp thích hợp (chẳng hạn như thiết bị nấu ăn thích hợp, v.v...).

Giải pháp: Mặc dù việc đào tạo nhân viên và đầu tư thiết bị gây tốn kém vào thời điểm ban đầu, nhưng việc này sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. Đừng tiết kiệm những khoản đầu tư quan trọng này - các sự cố về an toàn thực phẩm do nhân viên có vệ sinh kém hoặc sử dụng thiết bị nhà bếp không phù hợp sẽ gây hậu quả khó lường. Điều này sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng doanh nghiệp của bạn, và dẫn đến những thất thoát nghiêm trọng hơn.

Thử thách 2: Ngôn ngữ và văn hoá

Nhân viên từ các quốc gia và nền văn hoá khác nhau sẽ có những quy chuẩn khác nhau trong cách xử lý thực phẩm.

Giải pháp: Vai trò của bếp trưởng là xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm được công nhận toàn cầu, bao gồm các công thức chuẩn cho mọi món ăn. Các tiêu chuẩn này phải được truyền tải rõ ràng đến tất cả các nhân viên nhà bếp thông qua chương trình đào tạo thích hợp.

Thử thách 3: Học vấn và đọc hiểu

Nhân viên nhà bếp có thể có cấp độ học vấn khác nhau và không ý thức được nguyên nhân và hậu quả gây ra do hành động của mình.

Giải pháp: Chương trình đào tạo hoặc công thức nấu ăn phải được trình bày đơn giản nhất có thể. Sử dụng các hình ảnh đại diện và hành động để diễn tả việc thực hiện an toàn thực phẩm.

 

Các rào cản trong thực hành an toàn thực phẩm và phương thức khắc phục

Thử thách 4: Hiểu biết của nhân viên

Không có kiến thức về ô nhiễm thực phẩm và cũng không biết cách ngăn chặn.

Giải pháp: Các thành viên cấp cao trong nhà bếp phải hiểu rõ các yếu tố dẫn đến sự phát triển của vi sinh vật để có thể chia sẻ cho các thành viên còn lại trong nhóm. Thông tin có thể chia sẻ bằng hình ảnh hỗ trợ (như FATTOM) song song với các bước cần thiết chống lại sự phát triển của vi sinh vật.

Nhấn vào đây để tìm hiểu thêm về mô hình FATTOM.

Thử thách 5: Nhà cung ứng

Việc theo dõi trở nên khó khăn nếu nhà cung ứng hoặc phân phối thực phẩm là bên chịu trách nhiệm giám sát các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.

Giải pháp: Chỉ đặt mua từ nhà cung ứng uy tín có quá trình kinh doanh tốt. Xây dựng mối quan hệ với các nhà cung ứng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, thỉnh thoảng tham quan nhà máy bên cung ứng để kiểm tra thiết bị và để gặp gỡ, bày tỏ thiện ý với đối tác. Một trong những cách khác đó là tìm hiểu các nhận xét xung quanh cũng như xem xét kết quả kiểm toán của họ.

Các rào cản trong thực hành an toàn thực phẩm và phương thức khắc phục

Thử thách 6: Khách hàng thuộc nhóm rủi ro cao đối với doanh nghiệp

Trẻ em, phụ nữ có thai và người cao tuổi là nhóm thực khách dễ bị ngộ độc thực phẩm.

Giải pháp: Đối xử với mọi khách hàng như thể họ thuộc nhóm rủi ro cao. Do đó, phải nghiêm ngặt tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm mọi lúc. Giám sát chặt chẽ và kiểm tra thường xuyên sẽ đôn đốc nhân viên nhà bếp luôn thận trọng và chú ý cao độ.

Thử thách 7: Nhân viên nghỉ việc

Trong ngành F&B (thực phẩm & dịch vụ ăn uống), tỷ lệ nghỉ việc luôn rất cao. Điều này dẫn đến một vòng lẩn quẩn không bao giờ kết thúc trong việc tuyển dụng và đào tạo về quy chuẩn an toàn thực phẩm.

Giải pháp: Trước tiên, phải tìm mọi cách để giữ chân nhân viên bằng các yếu tố cảm quan như liên tục khuyến khích, khen ngợi hay đề ra các chương trình tưởng thưởng cho nhân viên có năng lực. Đảm bảo rằng các nhân viên này luôn được tham gia, học hỏi và phát triển. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo ra chương trình đào tạo tiêu chuẩn và hiệu quả cho nhân viên mới để có thể dễ dàng bắt nhịp với môi trường trong thời gian nhanh nhất, việc đào tạo này sẽ do các nhân viên cấp cao đảm nhiệm.

Cho dù ngân sách của bạn eo hẹp, cũng phải luôn phân bổ chi phí cho việc an toàn thực phẩm. Có nhiều phương pháp hiệu quả, ít tốn kém để thực hiện an toàn thực phẩm. Quan trọng là ý thức và quyết tâm thực hiện.

-st-

Bạn muốn nhận thêm nhiều bài viết và công thức từ LỢN MƯỜNG XỊN.com?
Ngay bây gi hãy đăng ký đ nhn bn tin t chúng tôi.

Viết bình luận

Bạn đã gửi bình luận thành công. Chúng tôi sẽ đăng bình luận của bạn sau khi kiểm duyệt.