Các loại lợn Việt Nam không phải ai cũng biết

Lợn là vật nuôi quen thuộc với ngành chăn nuôi của Việt Nam. Nó mang lại năng suất cao và tạo thu nhập cho người chăn nuôi. Với sự phát triển của khoa học và quá trình hội nhập toàn cầu, bên cạnh các giống lợn truyền thống, hiện nay, các giống lợn tại Việt Nam ngày càng đa dạng và phong phú. Trong giới hạn bài viết này chúng tôi có một vài chia sẻ các loại lợn Việt Nam tới các bạn.

 

Lợn rừng

Các loại lợn Việt Nam hiện nay

Được chia ra làm 3 nhóm chính: lợn bản địa, lợn nhập nội và lợn lai.

Lợn bản địa

Lợn bản địa hay còn gọi là giống lợn truyền thống của Việt Nam ta. Giống lợn này gồm có: lợn ỉ, lợn cỏ, lợn mán, lợn Táp Ná, lợn Vân Pa.

Lợn ỉ là một giống lợn địa phương ở miền Bắc, ngày nay, số lượng nuôi được ít hơn vì nó không mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Bởi lợn ỉ nuôi khá lâu, vì nuôi cả năm mới được 40kg đến 50kg.

Một giống lợn nuôi khác của Việt Nam đó là lợn cỏ. Người ta còn hay gọi nó với cái tên là lợn dê hoặc lợn cắp nách. Đây là một giống lợn nổi tiếng là đặc sản của một số vùng ở miền Trung Việt Nam. Giống lợn này nhỏ, gầy, èo uột và chậm lớn. Ngày nay nó chỉ được nuôi dể làm đặc sản.

Có thể nói một số giống lợn nội địa của Việt Nam ngày nay đang được kêu gọi để bảo tồn vì nó đang dần bị thoái hóa do nhiều lý do khác nhau.

 

Lợn mán

Các giống lợn thuộc lợn bản địa

Một trong số giống lợn bản địa Việt Nam phổ biến và được mọi người yêu thích ngày nay đó chính là lợn mán hay còn gọi lợn mường. Giống lợn này thông thường chỉ đạt tối đa từ 25 đến 30kg. Người dân chăn nuôi nó dưới hình thức hoàn toàn tự nhiên. Vì nó kiếm ăn bằng hình thức dũi đất và thức ăn của nó hoàn toàn là các loại rau, củ, cây có sẵn ở địa phương. Có thể khẳng định rằng, giống lợn này hoàn toàn không ăn thức ăn có hóa chất hay kích thích tăng trưởng. Điểm khác của nó so với một số giống lợn bản địa khác của Việt Nam đó là thịt nó rất ít mỡ và thịt đặc biệt thơm ngon, không ngấy.

Giống lợn này cũng có những đặc điểm về bên ngoài khác hẳn so với các giống lợn khác. Lợn mán có lông dài và cứng. Người ta cho rằng, lợn mán có lông càng rậm và càng cứng thì sẽ cho thịt càng mềm và ngon. Một số đặc điểm khác của giống lợn này như mình dài thon, mõm nhọn, trán ngắn, xương nhỏ, chân gầy. Dựa vào một số đặc điểm này có thể thấy, nuôi giống lợn này khá lâu lớn. Ngày nay, trên thị trường các loại lợn Việt Nam giống thịt lợn này được bán nhiều, tuy nhiên, người tiêu dùng nên nắm bắt được đúng thông tin và đặc điểm của loại lợn này để mua được lợn mán thật.

 

Lợn nhập nội và lợn lai

Ngoài các loại lợn bản địa, ngày nay Việt Nam còn có giống lợn nhập nội và lợn lai. Giống lợn nhập nội gồm có: Lợn Yorkshire, lợn Landrace, lợn Duroc, lợn Pietrain, lợn Hampshire. Đây là một số giống lợn được nhập từ một số nước như Đông Âu và Mỹ về để nuôi. Giống lợn lai gồm có lợn Ba Xuyên, lợn Thuộc Nhiêu. Đây là những giống lợn lai phổ biến ở Việt Nam đang được người chăn nuôi phát triển và mở rộng chăn nuôi.

 

Lợn nai

Ở đâu cung cấp các loại lợn Việt Nam chất lượng và là lợn sạch

Như đã nói ở trên, lợn mán lợn mường là giống lợn cho thịt thơm ngon và đảm bảo an toàn trong các loại lợnViệt Nam. Tuy nhiên hiện nay, có rất nhiều địa điểm bán thịt lợn mán giả. Do vậy, một đại chỉ uy tín và bán thịt lớn mường chất lượng đó là Lợn Mường Xịn. Các sản phẩm, thông tin giá thành, bạn có thể tham khảo trên web Lonmuongxin.com. Đây là nơi với uy tín hơn 10 năm bán thịt lợn mường sạch, nguyên chất, an toàn vì sức khỏe của người tiêu dùng.

Viết bình luận

Bạn đã gửi bình luận thành công. Chúng tôi sẽ đăng bình luận của bạn sau khi kiểm duyệt.