Lo ngại “tem sạch” dán trên thực phẩm bẩn
TP.Hồ Chí Minh đang triển khai xây dựng Đề án Kiểm soát và truy xuất nguồn gốc thực phẩm bằng giải pháp công nghệ. Theo dự thảo đề án, dự kiến tại 2 chợ đầu mối (Bình Điền và Hóc Môn) cùng một số chợ bán lẻ khác trên địa bàn thành phố, người dân có thể dùng điện thoại thông minh để “soi” từng con tem có mã vạch dán trên miếng thịt heo bán ra, nhằm truy xuất nguồn gốc thực phẩm một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, nhiều người cũng lo ngại, với quy trình chăn nuôi, giết mổ và phân phối thực phẩm chưa đồng bộ như hiện nay, nhiều khả năng sẽ xảy ra tình trạng con tem sạch dán trên thực phẩm bẩn!
Dùng smartphone “soi” nguồn gốc miếng thịt: Chủ trương đúng
Dự án truy xuất nguồn gốc thịt heo nằm trong chương trình: Mô hình chợ thí điểm an toàn thực phẩm do Sở Công thương thực hiện. Hội Công nghệ cao TPHCM được giao thiết kế một ứng dụng miễn phí có thể cài đặt trên điện thoại thông minh để soi vào tem dán lên thịt heo nhằm nhận biết nguồn gốc miếng thịt heo bán ngoài thị trường.
Theo quy trình của dự án này, tại các trại chăn nuôi, heo được đeo một vòng nhận diện có khắc mã vạch hai chiều, dạng mã số điện tử - chiếc vòng được kích hoạt sẽ chứa các thông tin (nơi nuôi dưỡng, chế độ theo dõi cho đến khi con heo xuất chuồng). Nếu đạt chuẩn, heo được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thú y điện tử.
Tiếp theo đến quy trình giết mổ, các cơ quan quản lý sẽ bổ sung những thông tin đủ tiêu chuẩn về kiểm dịch, giết mổ lên vòng nhận diện. Khi thịt đến chợ, ban quản lý, nhân viên kiểm dịch dùng máy chuyên dụng để kiểm tra nguồn gốc trước khi giao cho tiểu thương bán. Ở công đoạn cuối, tiểu thương trước khi bán sẽ “dán tem điện tử” lên sản phẩm. Người tiêu dùng có thể kiểm tra nguồn gốc thịt (thịt của ai, nuôi ở đâu, được giết mổ lúc nào…) bằng điện thoại smartphone (đã cài đặt ứng dụng miễn phí) sau khi soi lên mã vạch con tem dán trên miếng thịt. Tổng chi phí áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc cho một con heo chỉ 9.800 đồng nên không ảnh hưởng nhiều đến giá bán.
Theo ông Đào Hà Trung - Chủ tịch Hội Công nghệ cao TP - công nghệ truy xuất nguồn gốc thịt lợn, dựa theo sự tích hợp nhiều công nghệ khác nhau. Cụ thể, thịt heo khi được quản lý bởi chuỗi ứng dụng công nghệ này chỉ đơn giản qua một con tem. Từng miếng thịt đến tay người tiêu dùng đều có nguồn gốc rõ ràng từ trang trại chăn nuôi, đến khâu vận chuyển và giết mổ…
Ngoài ra, đề án này sẽ đặt thiết bị truy xuất nguồn gốc chuyên dụng tại các chợ để người tiêu dùng kiểm tra miễn phí trong trường hợp không có điện thoại thông minh… Còn theo ông Nguyễn Ngọc Hòa - Phó GĐ Sở Công Thương TP, bước đầu, đề án sẽ được triển khai thí điểm tại chợ đầu mối nông sản Hóc Môn và Bình Điền và một số chợ bán lẻ (Bến Thành, Hòa Bình, An Đông, Bàu Cát, Thái Bình và hệ thống siêu thị Co.opmart, Satra). Thời gian triển khai thí điểm vào cuối năm 2016, sau đó sẽ xem xét đánh giá hiệu quả để nhân rộng.
Theo Sở Công thương, khi bán sản phẩm, tiểu thương chỉ cần kích hoạt con tem đầu và con tem cuối cho đồng bộ với sản phẩm thịt bán ra, toàn bộ thông tin về nguồn gốc sản phẩm sẽ được thể hiện trên các con tem. Tem được giao về ban quản lý các chợ để tiểu thương tiện mua về dán lên sản phẩm thịt heo bán ra. Nếu xảy ra trường hợp đem thịt bên ngoài vào bán trong chuỗi thực phẩm sạch thì trách nhiệm thuộc về các ban quản lý chợ, những trường hợp sai phạm sẽ bị đưa vào “danh sách đen” và sẽ có các biện pháp xử lý thích hợp.
Tuy nhiên, với quy trình chăn nuôi, giết mổ và phân phối thực phẩm chưa đồng bộ, còn manh mún và qua quá nhiều khâu trung gian như hiện nay nên dư luận nghi ngờ về tính khả thi của đề án. Ông Nguyễn Thành Hậu - kỹ sư công nghệ thông tin, đang công tác tại một trường ĐH tại TPHCM cho rằng, về mặt công nghệ thì đây là giải pháp lý tưởng giúp truy nguồn gốc thực phẩm.
Tuy nhiên, với quy trình chăn nuôi, giết mổ và phân phối thực phẩm chưa đồng bộ, còn manh mún và qua quá nhiều khâu trung gian như hiện nay nên dư luận nghi ngờ về tính khả thi của đề án. Ông Nguyễn Thành Hậu - kỹ sư công nghệ thông tin, đang công tác tại một trường ĐH tại TPHCM cho rằng, về mặt công nghệ thì đây là giải pháp lý tưởng giúp truy nguồn gốc thực phẩm.
Tuy nhiên, nó cũng không tránh khỏi tình trạng thịt heo không đạt chuẩn hay thịt bẩn vẫn được dán tem sạch. Bởi lẽ, với những tiểu thương gian dối, họ sẵn sàng bỏ tiền mua tem để dán lên những thực phẩm bẩn, thịt chưa qua kiểm dịch... Khi đó, người tiêu dùng dù có soi lên con tem được dán lên miếng thịt cho ra kết quả là thịt sạch thì cũng không ngờ rằng, thực tế họ đang mua thịt bẩn, thịt không an toàn. Đó là chưa kể, nếu quản lý không tốt sẽ xuất hiện tình trạng con tem quay vòng.
Một cán bộ Chi cục Thú y TPHCM cũng đưa ra nhận định, vấn đề khó khăn hiện nay là phần lớn nguồn heo không đi thẳng từ trại nuôi đến lò mổ ra thị trường mà đi qua rất nhiều khâu trung gian, thương lái. Khi heo đến tay các tiểu thương bán ở các chợ đa phần là thịt đã lóc ra thành từng miếng lớn, và nhìn bằng mắt thường thì miếng thịt nào cũng như miếng nào nên rất khó kiểm soát. Việc triển khai dự án này chỉ khả thi khi được thực hiện đồng bộ giữa người nuôi với đơn vị giết mổ, bán lẻ.
Một cán bộ Chi cục Thú y TPHCM cũng đưa ra nhận định, vấn đề khó khăn hiện nay là phần lớn nguồn heo không đi thẳng từ trại nuôi đến lò mổ ra thị trường mà đi qua rất nhiều khâu trung gian, thương lái. Khi heo đến tay các tiểu thương bán ở các chợ đa phần là thịt đã lóc ra thành từng miếng lớn, và nhìn bằng mắt thường thì miếng thịt nào cũng như miếng nào nên rất khó kiểm soát. Việc triển khai dự án này chỉ khả thi khi được thực hiện đồng bộ giữa người nuôi với đơn vị giết mổ, bán lẻ.
Theo ông Huỳnh Tấn Phát - Chi Cục phó Chi cục Thú y TP, từ đầu tháng 7 tới nay, Chi cục Thú y TP đã phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện 78 vụ vi phạm về kiểm dịch; bàn giao cơ quan thú y xử lý gần 2 tấn thịt gia súc, gia cầm.
(Theo Lao động >>>)
Viết bình luận
Bạn đã gửi bình luận thành công. Chúng tôi sẽ đăng bình luận của bạn sau khi kiểm duyệt.