Cùng Tây Bắc xây dựng liên kết phát triển sản phẩm và du lịch đặc trưng

Tây Bắc là một vùng rộng lớn gồm 6 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái, với nhiều dân tộc thiểu số sinh sống mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo.

Đặc biệt, Tây Bắc có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và khí hậu đa dạng nên có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch và các sản phẩm bản địa đặc trưng, tạo ra một hệ sinh thái ẩm thực độc đáo thu hút du khách trong và ngoài nước.

Đối với vùng Tây Bắc, liên kết đang là xu hướng tốt, được nhiều địa phương tích cực tham gia để phát triển nuôi trồng và sản xuất, một số mô hình liên kết đã cho kết quả bước đầu.

Đại diện các tỉnh Tây Bắc ký kết hợp tác du lịch tại hội nghị Quảng bá, xúc tiến, liên kết phát triển sản phẩm và du lịch đặc trưng vùng Tây Bắc


Việc đẩy mạnh liên kết hợp tác sẽ tạo điều kiện cho du lịch và sản phẩm Tây Bắc phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng, trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương.Cụ thể như: mô hình liên kết giữa 3 tỉnh Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ trong chương trình du lịch về cội nguồn; mô hình liên kết giữa 6 tỉnh Việt Bắc (Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn) và 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng (Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hoà Bình, Phú Thọ, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên) cũng đã hình thành để phát triển du lịch bằng dự án cung đường Tây Bắc, xây dựng tour đi qua những bản làng nghèo nhất cả nước, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào bằng du lịch.

Tuy nhiên, trong phát triển sản phẩm vùng miền, đến nay sản phẩm Tây Bắc vẫn chưa được nhiều người biết đến. Tuy giàu tiềm năng, phong phú, đa dạng về tài nguyên nhưng vẫn chưa được khai thác hiệu quả và phát triển bền vững; chưa phát triển xứng tầm cả về quy mô và tính chất, sức cạnh tranh kém so với các sản phẩm khác trong cả nước.

Hiệu quả kinh tế từ sản phẩm khu vực còn khiêm tốn, chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế địa phương. Điều kiện hạ tầng còn nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, sản phẩm còn đơn sơ, rời rạc, chất lượng chưa cao, chưa có thương hiệu thu hút thị trường trong và ngoài nước.

Để khai thác hiệu quả tiềm năng sản phẩm vùng Tây Bắc, được sự cho phép của các cấp ban ngành LỢN MƯỜNG XỊN.com là đơn vị tiên phong trong việc đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến và liên kết phát triển sản phẩm đặc trưng của mỗi địa phương vùng Tây Bắc, tạo thành chuỗi sản xuất và phân phối khép kín, bảo đảm chất lượng và an toàn.

Để du lịch và sản phẩm vùng cao Tây Bắc phát triển bền vững, thành kinh tế mũi nhọn thì trước hết rất cần có những đơn vị mạnh dạn đầu tư đẩy mạnh. Xây dựng thành mô hình chuẩn. Tiếp đến cần có những giải pháp mạnh mẽ, đồng bộ để khắc phục, những mặt chưa thực sự tốt.

Đó là vấn đề hợp tác, liên kết trong phát triển du lịch và sản phẩm Tây Bắc, cần sớm hình thành được không gian liên kết trên phạm vi toàn vùng và từng tiểu vùng. Phải đưa du lịch và sản phẩm Tây Bắc trở thành ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên kết rộng rãi trong chuỗi giá trị hình thành nên các sản phẩm mới, đặc trưng của vùng Tây Bắc.

Theo http://nguoiduatin.vn